Sự phát triển của công nghệ OCR trong việc số hóa tài liệu, giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiết kiệm chi phí hoạt động, tối ưu nguồn nhân lực, phát triển bền vững trong dòng chảy công nghệ. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu OCR là gì, những tính năng của công nghệ OCR nhé!

OCR là gì?

OCR là viết tắt của Optical Character Recognition, tạm dịch là nhận dạng ký tự quang học. Công nghệ OCR được tạo ra để chuyển đổi hình ảnh của chữ đánh máy hoặc chữ viết tay thành văn bản tài liệu ở dạng file mềm, dễ dàng số hoá tài liệu và lưu trữ thông tin.

OCR là gì?

Tại sao OCR lại quan trọng?

OCR là ứng dụng chuyên dùng để đọc text ở các file đạng ảnh như: PNG, JPG, PDF,… Bên cạnh việc cho phép nhận dạng chữ in, chữ đánh máy, phần mềm OCR còn cho phép nhận dạng ký tự, chữ viết tay.

OCR thường được sử dụng để nhập và truyền tải dữ liệu. Nhờ phần mềm nhận dạng chữ OCR, những văn bản số hóa, tìm kiếm và chỉnh sửa sẽ được thực hiện trực tuyến. Đồng thời, chúng giúp tiết kiệm không gian lưu trữ tài liệu.

Vì sao nên sử dụng OCR?

Trợ giúp người già và người khiếm thị

Phần mềm có khả năng hỗ trợ người già và người khiếm thị, những người có ảnh hưởng về thị giác. Bởi, Công nghệ OCR có khả năng đọc và quét các thông tin từ các loại giấy tờ, hình ảnh dưới đa dạng hình thức. Đồng thời tích hợp công nghệ tổng hợp giọng nói giúp việc đọc hiểu văn bản của người già và người khiếm thị trở nên dễ dàng hơn.

Tìm kiếm và điều chỉnh thông tin dễ dàng

Phần mềm OCR có khả năng tạo ra những nội dung văn bản riêng thông qua việc quét dữ liệu. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và xác định vị trí tài liệu dựa trên từ khóa. Đồng thời, OCR cũng cho phép người dùng điều chỉnh, xử lý những lỗi văn bản trực tuyến.

Phần mềm OCR cho phép người dùng quét và xuất dữ liệu trên nhiều định dạng khác nhau

Phần mềm OCR cho phép người dùng quét và xuất dữ liệu trên nhiều định dạng khác nhau

Cập nhật dữ liệu nhanh chóng

Công nghệ OCR được áp dụng ngày càng rộng rãi là nhờ khả năng cập nhật, quét tài liệu một cách nhanh chóng, chính xác với số lượng lớn. Điều này giúp tiết kiệm phần lớn thời gian, công sức cũng như những sai sót không đáng có trong việc cập nhật thông tin, dữ liệu.

Những hạn chế của OCR

Là một công nghệ nổi bật trong việc số hóa thông tin nhưng OCR cũng có những hạn chế nhất định:

  • Đa số những phần mềm, ứng dụng chứa OCR chỉ có khả năng nhận dạng chính xác khoảng 80 – 90% dựa vào hình ảnh rõ nét.
  • Với những hình ảnh truy cập có màu nền và màu chữ khá tương đồng (không có sự chênh lệch lớn) điều này khiến OCR gặp khó khăn trong nhận dạng. Và tất nhiên, kết quả nhận dạng sẽ không khả thi cho lắm.
  • Theo thời gian, các hệ thống ngôn ngữ ngày càng đa dạng và phong phú nhưng công nghệ OCR lại chưa thể hỗ trợ cho tất cả ngôn ngữ.
Công nghệ OCR hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế về kho dữ liệu chữ và ký tự

Cách thức hoạt động của OCR?

Phần mềm OCR xác định vùng sáng làm nền và vùng tối là các ký tự viết. Sau đó, phần mềm này chuyển đổi văn bản trong ảnh thành văn bản kỹ thuật số. Quá trình gồm các bước:

Việc chuyển đổi dữ liệu qua phần mềm OCR diễn ra nhanh chóng

Việc chuyển đổi dữ liệu qua phần mềm OCR diễn ra nhanh chóng

Thu nhận hình ảnh

Máy quét đọc tài liệu và chuyển thành dữ liệu nhị phân. Phần mềm OCR phân tích hình ảnh từ máy quét và phân loại vùng sáng làm nền, vùng tối làm văn bản.

Tiền xử lý

Đầu tiên, phần mềm OCR làm sạch hình ảnh và loại bỏ các lỗi, chuẩn bị cho bước đọc. Dưới đây là một số kỹ thuật làm sạch của phần mềm OCR:

  • Khắc phục lỗi về căn chỉnh trong quá trình quét bằng việc chỉnh thẳng hoặc nghiêng nhẹ tài liệu.
  • Làm mịn các viền hình ảnh, khử nhiễu hoặc loại bỏ các đốm ảnh kỹ thuật số của văn bản.
  • Làm sạch đường thẳng đường và viền khung trong ảnh.
  • Sử dụng công nghệ OCR đa ngôn ngữ để nhận dạng chữ viết.

Nhận dạng văn bản

Có 2 thuật toán chính mà phần mềm OCR sử dụng để nhận dạng văn bản, đó là so khớp mẫu và trích xuất đặc điểm.

Các mô hình nhận dạng OCR thường thấy

Các mô hình nhận dạng OCR thường thấy

So khớp mẫu

So khớp mẫu là tách biệt một hình ảnh ký tự (hình dạng chữ) và so sánh với hình dạng chữ đã được lưu trữ trước đó. Tính năng này chỉ hoạt động hiệu quả khi hình dạng chữ trong kho lưu trữ có phông chữ và tỷ lệ tương tự với hình dạng chữ đầu vào. Phương thức nhận dạng văn bản này hoạt động hiệu quả đối với hình ảnh quét từ tài liệu đánh máy bằng phông chữ đã biết.

Trích xuất đặc điểm

Nhận dạng văn bản bằng trích xuất đặc điểm nghĩa là chia nhỏ hoặc phân tách hình dạng chữ thành các đặc điểm ví dụ như nét thẳng, nét vòng khép kín, hướng nét và giao điểm nét. Từ đó, hệ thống OCR sẽ sử dụng các đặc điểm này để tìm kết quả gần đúng nhất hoặc phù hợp nhất trong số các hình dạng chữ khác nhau được lưu trữ.

Hậu xử lý

Sau quá trình phân tích, phần mềm sẽ chuyển đổi dữ liệu văn bản đã trích xuất thành tệp trên máy tính. Một số hệ thống OCR có thể tạo các tệp PDF bao gồm cả phiên bản trước và sau của tài liệu được quét.

OCR có những loại nào?

Những công nghệ OCR khác nhau được các nhà khoa học dữ liệu phân loại dựa trên mục đích sử dụng và ứng dụng của chúng.

Công nghệ OCR được phân loại dựa trên mục đích sử dụng

Công nghệ OCR được phân loại dựa trên mục đích sử dụng

Phần mềm nhận dạng ký tự quang học đơn giản

Nhiều hình ảnh văn bản và phông chữ khác nhau dưới dạng mẫu được lưu trữ trong một công cụ OCR đơn giản. Phần mềm OCR so sánh các hình ảnh văn bản, theo từng ký tự một, với cơ sở dữ liệu nội bộ bằng thuật toán so khớp mẫu. Trường hợp so khớp văn bản theo từng từ một được gọi là nhận dạng từ quang học. Giải pháp này hạn chế vì số lượng phông chữ và kiểu chữ viết tay gần như vô hạn, không thể ghi lại hay lưu trữ tất cả các kiểu loại trong cơ sở dữ liệu.

Phần mềm nhận dạng ký tự thông minh

Các phần mềm OCR hiện đại sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh (ICR) để đọc văn bản giống như cách con người đọc. Những hệ thống này sử dụng nhiều phương thức nâng cao để đào tạo máy học (machine learning). Hệ thống máy học được gọi là mạng nơ-ron phân tích văn bản qua nhiều cấp độ, xử lý hình ảnh lặp đi lặp lại. Nhiệm vụ của chúng là tìm kiếm các thuộc tính hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như nét cong, nét thẳng, nét giao nhau và nét vòng, sau đó kết hợp kết quả của tất cả các cấp độ phân tích khác nhau này để cho ra kết quả cuối cùng. Dù ICR thường xử lý hình ảnh theo từng ký tự nhưng quá trình này vẫn diễn ra nhanh chóng và kết quả thu được chỉ trong vài giây.

Nhận dạng từ thông minh

Công nghệ nhận dạng từ thông minh hoạt động theo nguyên tắc giống như ICR. Điểm khác biệt duy nhất là hệ thống này xử lý toàn bộ hình ảnh của từ thay vì tiền xử lý hình ảnh thành ký tự.

Nhận dạng ký hiệu quang học

Nhận dạng ký hiệu quang học là quá trình xác định logo, hình mờ và các biểu tượng văn bản khác trong tài liệu.

OCR được sử dụng để làm gì?

Nhờ những lợi ích to lớn mà phần mềm OCR mang lại, phần mềm này được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành khác nhau:

Công nghệ OCR giúp các doanh nghiệp định danh khách hàng nhanh chóng, bảo mật và có độ chính xác cao

Công nghệ OCR giúp các doanh nghiệp định danh khách hàng nhanh chóng, bảo mật và có độ chính xác cao

Ngân hàng

OCR ứng dụng trong ngành ngân hàng để xử lý, xác minh thủ tục giấy tờ đối với các khoản cho vay, séc tiền gửi và nhiều giao dịch tài chính khác. Điều này tăng cường bảo mật và cải thiện khả năng ngăn chặn gian lận cho giao dịch.

Chăm sóc sức khỏe

OCR ứng dụng rộng rãi trong ngành chăm sóc sức khỏe để xử lý hồ sơ bệnh nhân, từ quá trình điều trị, xét nghiệm đến hồ sơ bệnh viện và thanh toán bảo hiểm. Phần mềm này giúp giảm bớt thao tác thủ công tại bệnh viện trong khi cập nhật hồ sơ.

Kho vận

Các công ty hoặc đơn vị kho vận sử dụng công nghệ OCR để theo dõi gói hàng, hóa đơn, biên lai và các tài liệu khác một cách chính xác trên nhiều định dạng và bố cục phức tạp.

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ về khái niệm OCR và những ứng dụng mà phần mềm này mang lại. Hãy tiếp tục theo dõi VTCNetViet để cập nhật những kiến thức hữu ích nhé!

Similar Posts